Chỉ đi vòng ngoài thôi.
Hồi xưa vùng này là lò gạch và các thùng đấu. Nay xây lên như vầy:
Còn xây tiếp lên như vầy nữa:
Nhưng ấn tượng nhất là nhà rông, nhà mồ Tây nguyên:
Tiếp nữa là những công cụ sản xuất, chế biến nông sản, những cái cuốc cái cày, cái cối...
Tôi thích cách làm nhà trình tường có gác lửng của người Hà nhì:
Thích cả nhà sàn người Thái... nhưng không tải lên được hết.
Cuối cùng là thích một không gian yên bình của làng quê hay của vùng cao:
Dưới dốc xuống cầu Long biên phía bờ nam không hiểu sao lại có cả một bãi xe của cảnh sát:
Bỏ qua.
Đi vào ô Quan chưởng:
Cái cổng nay trùng tu thấy như vô hồn.
Bỏ qua.
Đi vào phố cổ:
Nhá nhem tối rồi, khách Tây vẫn cà phê vỉa hè.
Và đây, một cái cối xay cà phê xưa cũ, đặt trên cái bàn xưa cũ:
Hồ Gươm đã lên đèn:
Có ai như đang cô đơn:
Khách Tây có vẻ vui hơn:
còn người Việt?
Một chiều đông, cuốc bộ lên cầu. Đâu có phải mình tôi. Có cả du khách nước ngoài.
Tấm biển ghi các công ty của Pháp làm chiếc cầu này nay vẫn còn đây.
Thiên tài Eiffel đã thiết kế cầu như một con rồng bắc qua sông Hồng.
Tiếc là trong chiến tranh phá hoại (1965- 1972) không quân Mỹ đã phá sập phần lớn các nhịp cầu này.
Thời gian làm tiếp việc của nó:
Giờ đây chỉ có hai làn xe máy, xe đạp và người đi bộ được qua cầu này, cầu bỗng nhiên thành chợ:
Ngô từ bãi giữa đưa lên.
Có cả ngô nướng trên cầu
Có cả rau và cả cá sông Hồng:
Có cả hàng chè chén, và rượu mực nướng:
Dưới chân cầu là bãi bồi vừa thu hoạch một mùa ngô:
Vời xa mênh mang sông nước: